Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2011

Thung lũng Mỹ Sơn (Quảng Nam)

Đầu năm 2008. Nhân chuyến đi từ Nam ra Quảng Trị 12 ngày, cho một số công việc riêng. Khi xe đang lăn bánh tại địa phận thị xã Tam Kỳ, thuộc tỉnh Quảng Nam. Cách Đà Nẵng khoảng hơn 70 km, có ai đó trên xe đã gợi ý rằng: Tại sao chúng ta không ghé thăm thánh địa Mỹ Sơn. Nơi có một vương quốc đã mất của người Chăm pa. Một vùng đất huyền thoại mà ai cũng muốn một lần được đến...

Cổng vào thánh địa Mỹ Sơn


Và rồi, đó chính là gợi ý nhận được sự đồng tình của tất cả. Trong đó có tôi. Người nắm giữ biểu đồ cho cả hành trình. Mặc dù, đây là điểm đến không hề nằm trong kế hoạch chuyến đi. Sau khi thống nhất. Tôi quyết định rẽ xe vào đường quốc lộ cũ, hướng đến xã Duy Phú thuộc huyện Duy Xuyên. Từ một ngã 3 lớn ven quốc lộ 1A không phải đường tránh thị xã, chúng tôi phải vượt non 30 km xe chạy, trên con đường tỉnh lộ nhỏ, ngoằn ngoèo mới đến được thung lũng Mỹ Sơn. Thánh địa vương quốc đã mất của người Chăm pa (còn gọi là Chiêm Thành) xa xưa...

 


Núi rừng Mỹ Sơn



Tháp nhỏ ven đường...
Phải đi bộ gần 2 km đường lát đá để đến khu quần thể di tích . Có vài phế tích nhỏ dọc theo đường đi , chúng tôi tạt ngang đấy ngắm nhìn và chụp ảnh như muốn cho cảm xúc được dần dần thấm vào tâm hồn mỗi người.

Những viên gạch cũ kỹ xanh rêu nằm lăn lóc bên phế tích cũng dư chất liệu làm ta bồi hồi, liên tưởng ra cảnh sinh hoạt của người xưa cách nay trên ngàn năm (sách ghi nơi đây đã được hình thành từ thế kỷ thứ 4) được làm bằng gỗ nhưng sau bị hỏa hoạn thiêu rụi.

Vào đầu thế kỷ thứ 7, vua Sambhuvarman đã dùng gạch để xây dựng lại những ngôi đền còn tồn tại đến ngày nay) Một vài tháp chỉ còn trơ lại, như một cột gạch lớn phình ra ở giữa, cỏ dại, dây leo mọc xen khe gạch, đỉnh tháp khiến khung cảnh càng trở nên hoang phế, điêu tàn.. .


Những chiếc tháp nhỏ này nằm rải rác, không tập trung giữa rừng già nên đã không được phục chế



Một phế tích chỉ còn trơ cột gạch

Chúng tôi tiếp tục đi sâu vào bên trong ... Thung lũng Mỹ Sơn chợt hiện ra ! Trải rộng trong tầm mắt, một quần thể kiến trúc đa dạng với bán kính khoảng 2 km mang phong cách Ấn Độ giáo, làm tất cả mọi người, ai nấy đều gần như cùng lúc vỡ òa trong một cảm xúc bồi hồi, rưng rưng thật kỳ lạ  và rất khó diễn tả. Nơi đây, đã từng một thời là kinh đô của một vương quốc, nơi thờ cúng, tế lễ hoặc làm nơi chôn cất cho những đời vua Chiêm .

Đế tháp, tượng, hoa văn đều tạc bằng đá núi khai thác trong vùng thật tinh xảo, ngoài ra


Nơi để tế lễ
 hoàn toàn bằng gạch nung xếp chồng lên nhau. Có giả thuyết từng cho rằng: Phải chăng các nghệ nhân thời đó đã xếp gạch non lên hình thành tháp, rồi sau đó mới nung toàn bộ tháp sau? Vì người ta nhận thấy, độ chín của gạch quá tuyệt hảo và chất lượng gạch thì đã được thời gian kiểm định.
Độ kết dính của vật liệu, cho đến bây giờ vẫn chưa xác định được người xưa đã xử dụng loại vữa, hồ nào?
Quần thể đồ sộ tháp Chăm pa

Những khối đá tạc mô tả sinh thực khí 

này có trên 70 chiếc tháp, đa phần còn nguyên vẹn hoặc được phục chế khoảng 20%, tôi như bị choáng ngợp trước sự kỳ vĩ của những ngôi tháp huyền bí và quá tinh xảo. Khu thánh địa có một tháp chính (kalan) và nhiều tháp phụ nhỏ bao bọc xung quanh. Các tháp đều có hình chóp, biểu tượng của đỉnh Meru thần thánh, nơi cư ngụ của các vị thần Hindu. 



Cổng tháp thường

 Một mảnh tình riêng , ta với ta .

quay về phía đông để tiếp nhận ánh sáng Mặt Trời. Nhiều tháp có kiến trúc rất đẹp với hình những vị thần được trang trí với nhiều loại hoa văn. Phần lớn những kiến trúc này, hiện nay đã bị suy tàn, nhưng đây đó vẫn còn sót lại những mảng điêu khắc mang dấu ấn hoàng kim của các triều đại Chăm pa huyền thoại.






Người bạn bên đường

Những đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ linga, hoặc hình tượng của thần Shiva. Thần bảo hộ của các triều vua Chăm pa. Những người cầu nguyện thời trước, thường đi vòng quanh tháp theo chiều kim đồng hồ trên một lối nhỏ.

Từ năm 1999, thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban di sản thế giới theo tiêu chuẩn C (II) như là một ví dụ điển hình về trao đổi văn hoá và theo tiêu chuẩn C (III) như là bằng chứng duy nhất của nền văn minh châu Á đã biến mất.

Chúng tôi mê mẩn theo từng phế tích . Văng vẳng đâu đó câu thơ của bà Huyện Thanh Quan :



Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương...
Có một người bạn bên đường nhờ tôi chụp giúp một kiểu ảnh , anh ta đi một mình . Đó là một công dân Hoa Kỳ đã từng du lịch đến nơi này 2 lần . Tôi hiểu rằng di tích xưa đã vượt không gian và thời gian , không có khoảng cách cho những con người của từng quốc gia .





Họ trân trọng những gì chúng ta đã có xem như là một di sản chung cho nhân loại không phân biệt màu da , quốc tịch . Chúng tôi rời Mỹ Sơn buổi chiều hôm ấy mà trong lòng man mác buồn và đong đầy nhiều cảm xúc giống như cách diễn tả của nữ sĩ Thanh Quan :

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân ngắm cảnh trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta

4 nhận xét:

  1. Tiếp tục đăng thêm những bài về "phượt" nữa nhe. Và rũ thêm nhiều người cùng vào chơi mới vui...

    Trả lờiXóa
  2. Hic! Code nó hại anh sửa nãy giờ muốn chết. Không rủ ren ai hết...

    Trả lờiXóa